logo ajt 1

Hotline: 02462 863 668

Trang chủ»ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ»Đào tạo tiếng Trung»Tiếng Anh và tiếng Trung, cái nào học KHÓ hơn?

Tiếng Anh và tiếng Trung, cái nào học KHÓ hơn?

So sánh mức độ khó học giữa tiếng Anh và tiếng Trung

Theo một vài thống kê, tiếng Trung lọt vào top những ngôn ngữ khó học nhất thế giới. Trong bài viết này, tạm gác các vấn đề về vĩ mô, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem vì sao tiếng Trung lại khó học như vậy. 

 

Cấu tạo

Tiếng Trung

Lịch sử chữ Hán trải qua các hinh dạng Chữ Giáp Cốt, chữ Kim, chữ Triện, chữ Lệ, chữ Khải và chữ Thư hiện nay. Không giống các dân tộc khác, khi xã hội phát triển hiện đại hơn thì họ sẽ đơn giản các nét vẽ và dùng các nét đó để thể hiện cho một âm tiết nào đó trong tiếng nói của các dân tộc đó, người Trung Quốc vẫn giữ ý nghĩa hình tượng ban đầu của chữ.

 


Nghệ thuật thư pháp lâu đời của Trung Quốc được viết từ chữ Phồn thể

 

Tiếng Trung có khá nhiều nhánh và hẳn là bạn cũng từng nghe nói đến tiếng Trung Quan Thoại và Quảng Đông. Bên cạnh đó, còn có tiếng Trung theo vùng miền, giống như tiếng các địa phương ở Việt Nam. Chữ Hán có tận 2 bộ chữ khác nhau là Phồn Thể và Giản Thể mà chúng ta sẽ bàn ở phía dưới. Ở các quốc gia nói tiếng Trung, mỗi nước lại sử dụng một bộ chữ khác nhau.

 

Tiếng Anh
Tên gọi của các chữ cái trong tiếng Anh chủ yếu là kế thừa trực tiếp từ tên gọi trong tiếng Latinh (và tiếng Etrutsca) thông qua trung gian là tiếng Pháp. Chắc hẳn chúng ta cũng đã quá quen thuộc với bảng chữ cái tiếng Anh hiện đại gồm 26 chữ cái Latinh. Tiếng Việt cũng tiếp thu các chữ cái này và biến nó thành các âm tiết để từ đó tạo nên từ.

 

Tiếng Anh viết sử dụng nhiều diagraph như ch, sh, th, wh, qu,…mặc dù ngôn ngữ này không xem chúng là các mẫu tự riêng biệt trong bảng chữ cái.

Độ phổ biếnKết quả hình ảnh cho tiếng anh vz tiếng trung"

 

Tiếng Anh có thể là ngôn ngữ toàn cầu nhưng chưa phải là ngôn ngữ được nhiều người sử dụng nhất đâu nhé. Theo điều tra gần đây thì ngôn ngữ thông dụng nhất thế giới hiện nay là tiếng Trung. Hơn 1 tỷ người sử dụng và nói thành thạo thứ tiếng này. Ngoài Trung Quốc, các quốc gia nói tiếng Trung còn có Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cau.

 

Một vài quốc gia dù thuộc khối EU nhưng vẫn có ngôn ngữ riêng của mình như Đức, Pháp, Tây Ban Nha hay Hà Lan. Số người sử dụng tiếng Anh là 508 triệu người.

 

So sánh độ khó

 

Tiếng Anh

 

Bạn biết đấy, chuyện người Việt Nam chúng ta học tiếng Anh có phần dễ dàng hơn các nước khác là hoàn toàn có cơ sở. Cả hai ngôn ngữ đều cần sử dụng bảng chữ cái Latinh. Trong khi một số đất nước như Thái Lan, Hàn Quốc hay Nhật Bản sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình học. Khi học tiếng Anh, họ phải làm quen với một bảng chữ cái hoàn toàn mới và việc một học sinh không thể viết được trọn vẹn bảng chữ cái trong tiếng Anh là hoàn toàn có thể xảy ra.

 

Kết quả hình ảnh cho tiếng anh"
Dù tương đồng với nhau về bảng chữ cái, nhưng xem ra tiếng Anh cũng không hề dễ dàng với chúng ta

 

Phát âm trong tiếng Anh cũng là cả một vấn đề. Sẽ tốn rất nhiều thời gian để bạn có thể phát âm chuẩn như người bản ngữ. Khi nói, một số người bản xứ cũng có thói quen bỏ chữ hoặc sử dụng một số từ nối hoặc từ lóng, do đó việc không nắm bắt được ý đối phương khi giao tiếp là điều dễ hiểu.

 

So với tiếng Việt, tiếng Anh không có nhiều danh xưng mà chỉ có I và You, do vậy bạn sẽ không bị loạn về danh xưng. Nhưng cấu trúc ngữ pháp của tiếng Anh lại ngược lại so với tiếng Việt, do vậy chúng ta cần hết sức lưu ý khi đặt câu hay dịch nghĩa.

 

Tiếng Trung

 

Ngay cả người Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn khi học ngôn ngữ của dân tộc mình. Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, có tới 400 triệu người, chiếm khoảng 30% dân số nước này, không nói được tiếng Trung. Và trong số 70% dân nói được tiếng Trung, nhiều người chỉ nói được ở mức độ xoàng. Trung Quốc là quốc gia có hàng ngàn loại thổ ngữ khác nhau và rất nhiều loại ngôn ngữ dân tộc. Do vậy, chính phủ đã nỗ lực rất nhiều trong việc thống nhất ngôn ngữ tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

 

Trở về vấn đề chữ Giản Thể và Phồn Thể, cả hai loại chữ viết này đều có ưu và nhược điểm riêng. Tiếng Trung là ngôn ngữ đơn âm (không phải đa âm), hệ thống thanh mẫu, vận mẫu và đặc biệt là thanh điệu khá phức tạp. Vậy nên, nếu phải tiếp cận ngay với chữ Phồn Thể thì chắc chắn các bạn khó có thể tiếp thu được.

 

Ở Đài Loan, đa số dân cư dùng tiếng Quan Thoại

 

Theo một số ý kiến, chữ Giản Thể sẽ đơn giản hơn cho người học vì nó ít nét và dễ nhớ, dễ viết hơn chữ Phồn Thể. Tuy nhiên, nhược điểm của loại chữ này là làm mất đi hoặc sai lệch về ý nghĩa tượng hình. Đồng thời cũng không thể viết thư pháp bằng chữ Giản Thể được. Chữ Phồn Thể là loại chữ rất đẹp – thường được coi là tinh hoa của văn minh Trung Quốc hay là đối tượng để thể hiện nghệ thuật trong thư pháp. Chữ Phồn Thể rất khó học, nhưng một khi đã học thuộc rồi thì nhớ rất sâu và rất lâu. Nhược điểm lớn nhất của chữ Phồn Thể chính là những ưu điểm của chữ Giản Thể.

 

Đối với người Việt học tiếng Hoa, có rất nhiều điều kiện thuận lợi như: Việt Nam và Trung Quốc đều có lối tư duy Á Đông, hơn nữa người Việt chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nên có được lượng từ Hán – Việt khá lớn, vì vậy khi học tiếng Hoa chúng ta không gặp khó khăn về khía cạnh đơn âm và thanh điệu; bởi tiếng Việt còn có nhiều âm sắc hơn cả.

 

Do có nhiều điểm tương đồng về bản sắc văn hóa, người Việt sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi khi học tiếng Anh

 

Từ Hán Việt là yếu tố thuận lợi cho người Việt khi học tiếng Trung vì bạn sẽ dễ hiểu nghĩa của từ mới, dễ tư duy và thành lập từ ngữ hơn, nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi khi ta gặp phải những từ Hán Việt đã bị “bản địa hóa”.

 

Với những thông tin mà AJT đã cung cấp cho bạn, chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu thêm về hai ngôn ngữ này. Việc học thêm một ngôn ngữ là không hề dễ dàng, tuy nhiên những lợi ích mà nó mang lại là điều không thể phủ nhận. Có thể chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với tiếng Trung, tuy nhiên 1 tỷ người đã học được, vậy thì tại sao chúng ta lại không?

 

VỀ CHÚNG TÔI

AJT là công ty chuyên về du học quốc tế Trung Quốc và Đài Loan. Kinh nghiệm 4 năm dẫn lối cho hàng ngàn sinh viên Việt thành công trong quá trình tìm kiếm cơ hội sang đất nước “VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH”. AJT mong muốn thực hiện sứ mệnh chia sẻ,lan tỏa những cơ hội tri thức đến toàn thể học sinh, sinh viên Việt Nam.

Liên hệ

CÔNG TY TNHH DU HỌC QUỐC TẾ AJT EDUCATION

Trụ sở: Tầng 4 - số 55 - đường Tây Cao Tốc - Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội

VPĐD1: Số 2, ngõ 280 đường Hồ Tùng Mậu, Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

VPĐD2: số 47 - ngõ 384 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Email: i[email protected]

Tel: 02462.863.668

Website: ajteducation.com

Bản đồ

AJT EDUCATION